Khó thanh thoát hiểm đôi là gì? Và ứng dụng trong thực tế như thế nào

Khóa thanh thoát hiểm đôi được xem như là một trong những loại khóa cửa thoát hiêm 2 cánh hay khóa cửa thoát hiểm đôi. Và chúng giúp cho bạn có thể thoát nạn một cách nhanh chóng khi có những sự cố không mong muốn

Thanh thoát hiểm đôi
Thanh thoát hiểm đôi

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Mỗi năm hàng trăm ngày những tòa nhà cao tầng, những chung cư, siêu thị được mọc lên rất nhiều.

Cùng với sự phát triển hiện đại đó thì nhiều thiết bị cũng được ra đời để bảo vệ, đem lại sự an toàn cho con người chúng ta. Một trong số những thiết bị được ra đời với mục đích đặc biệt đó chính là khóa thanh thoát hiểm, một phụ kiện đi kèm với cửa thoát hiểm xuất hiện ở các tòa nhà, chung cư hay trung tâm mua sắm.

Có nhiều loại thanh thoát hiểm phù hợp với loại cửa thoát hiểm khác nhau như thanh thoát hiểm đơn dành cho cửa một cánh và thanh thoát hiểm đôi dành cho cửa 2 cánh. Để tìm hiểu kỹ hơn về thanh thoát hiểm đôi dành cho cửa hai cánh hãy cùng mình tham khảo bài viết này nhé!

1. Giới thiệu khóa thanh thoát hiểm

Lịch sử ra đời của thanh thoát hiểm, thiết bị này được ra đời và xuất hiện trên thị trường vào thời gian năm 1883 sau khi xảy ra cuộc thảm họa Victoria tại Sunderland đã làm 183 trẻ em bị thiệt mạng vì lý do cánh cửa dưới cầu thang bị khóa.

Sau khi cuộc thảm họa xảy ra, chính phủ nước Anh yêu cầu rằng một số cánh cửa phải có khóa để mở được từ bên trong. Chính vì vậy mà ngày 13 tháng 8 năm 1892, bulong hoảng loạn được ra đời, một phát minh của Robert Alexander (1868 – 1963).

Nhưng dường như phát minh này còn chưa được đưa vào áp dụng phổ biến nên trên đất nước vẫn còn nhiều vụ thảm họa xảy ra khiến nhiều người bị mất mạng. Vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 20, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đề xuất một quy định đòi hỏi tất cả các tòa nhà cao tầng công cộng phải trang bị đầy đủ cửa thoát hiểm, kể từ đấy thanh thoát hiểm hay khóa thoát hiểm được được vào sử dụng phổ biến và rộng rãi.

Cửa dùng thanh thoát hiểm đôi
Cửa dùng thanh thoát hiểm đôi

Thanh thoát hiểm được xem như là một trong những loại khóa. Tuy nhiên, loại khóa này chỉ dùng chuyên biệt dành cho cho cửa chống cháy, cửa thoát hiểm.

Trong những trường hợp khẩn cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, thanh thoát hiểm giúp con người thoát ra ngoài nhanh chóng mà chỉ cần thực hiện thao tác dùng tay nhấn lên thanh thoát hiểm là cửa sẽ được mở.

Còn khi ở trạng thái bình thường, thanh thoát hiểm sẽ tự động chốt lại mà không cần đến tác động của con người để tránh bị xâm nhập từ bên ngoài. Điểm đặc biệt của loại khóa này là người dùng chỉ có thể mở được cửa từ bên trong cánh cửa, trường hợp nếu muốn mở được cửa thoát hiểm từ bên ngoài vào thì cần phải có khóa liên kết với thanh thoát hiểm.

Thanh thoát hiểm được chia thành hai loại là thanh thoát hiểm đơn và thanh thoát hiểm đôi.

2. Cấu tạo thanh thoát hiểm đôi

Cấu tạo của thanh thoát hiểm đôi
Cấu tạo của thanh thoát hiểm đôi

Tại các khu chung cư, tòa nhà cao tầng, công trình hay các trung tâm thương mại,… thường được trang bị cửa thoát hiểm có 2 cánh và sử dụng loại thanh thoát hiểm là thanh đôi.

Loại thanh thoát hiểm đôi này thường được làm bằng chất liệu inox hoặc thép sơn tĩnh điện tương đối cứng và có độ bền cao. Thanh thoát hiểm loại này được cấu tạo theo kiểu có 2 chi tiết, 1 chi tiết là khóa thoát hiểm đơn và chi tiết còn lại là khóa thoát hiểm đôi có chốt trên, chốt dưới.

Về vị trí lắp đặt, để mọi đối tượng, người lớn hay trẻ em đều có khả năng thoát hiểm một cách an toàn, người ta thường lắp đặt thanh thoát hiểm cách mặt đất khoảng 1 mét vừa với tầm với của tất cả mọi người.

3. Cách lắp đặt thanh thoát hiểm đôi

Đối với cửa thoát hiểm đôi 2 cánh dùng thanh thoát hiểm là thanh đôi, chúng ta có thể chia ra làm 3 trường hợp lắp đặt như sau: 

Trường hợp 1: Dùng thanh thoát hiểm đôi có chốt trên và chốt dưới và được gắn vào cánh ngoài. Về nguyên tắc mà thanh thoát hiểm này hoạt động chúng ta chỉ việc nhấn vào thanh thoát hiểm là cả hai cánh cửa sẽ được mở.

Trường hợp 2: Trong trường hợp này cửa 2 cánh sẽ được lắp đặt theo kiểu 1 cánh sẽ gắn thanh thoát hiểm đôi có chốt trên và chốt dưới, còn còn lại được gắn thanh thoát hiểm đơn. Khi gặp sự cố cần thoát hiểm người dùng chỉ cần nhấn vào thanh thoát hiểm là cửa sẽ được mở ra ngay, nếu muốn mở một cánh cửa thì nhấn vào thanh thoát hiểm chốt đơn, còn muốn mở cả hai cánh cửa thì nhấn vào thanh thoát hiểm có chốt trên dưới.

Trường hợp 3: Nếu như cửa đôi có 2 cánh hoạt động độc lập không cánh nào liên quan đến cánh nào thì có thể sử dụng mỗi cánh một thanh thoát hiểm có chốt đôi. Với trường hợp này khi tác động nhấn lên thanh thoát hiểm của cánh cửa bên nào thì cánh cửa bên đó sẽ được mở ra.

Cách lắp đặt thanh thoát hiểm đôi
Cách lắp đặt thanh thoát hiểm đôi

4. Nguyên lý hoạt động của thanh thoát hiểm đôi

Nguyên lý hoạt động của thanh thoát hiểm mà chúng ta không thể không nhắc đến, cũng là một trong số những ưu điểm của thanh thoát hiểm đó chính là dù có bị mất điện đi chăng nữa thì vẫn mở được cửa thoát hiểm, chỉ cần người dùng tác động dùng lực nhấn vào thanh thoát hiểm.

Còn khi ở trạng thái bình thường, thanh thoát hiện sẽ tự động chốt cửa lại để tránh một số trường hợp bị xâm nhập từ bên ngoài vào. Trong các trường hợp có sự cố xảy ra chẳng hạn như hỏa hoạn, thanh thoát hiểm sẽ giúp mở cửa để thoát ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều mà chỉ cần thực hiện thao tác dùng lực tác động nhấn lên thanh thoát hiểm là cửa sẽ được mở.

Tuy nhiên, thanh thoát hiểm chỉ cho phép mở được cửa thì bên trong, còn nếu muốn mở được cửa từ bên ngoài vào thì cần phải có thêm khóa liên kết với thanh thoát hiểm mới mở được cửa.

Ở các địa điểm công cộng như các tòa nhà cao tầng, chung cư, công ty, công trình, trung tâm mua sắm,… việc trang bị những cửa thoát hiểm là việc rất cần thiết phải có.

Bên trên là những thông tin về khóa thanh thoát hiểm đôi hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rỏ hơn về thanh thoát hểm đôi là gì? Và được ứng dụng như thế nào trong thực tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *